Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Đau lưng khi làm việc nặng: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau lưng khi làm việc nặng là tình trạng gặp ở rất nhiều người, đặc biệt là những người lao động nặng nhọc. Tình trạng này gây ra nhiều đau đớn và bất tiện cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến lao động sản xuất và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy có những biện pháp nào nhằm điều trị tình trạng đau lưng khi làm việc nặng này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>>  https://laodong.vn/suc-khoe/dau-lung-duoi-ben-trai-phai-gan-mong-nguyen-nhan-va-cach-chua-tri-benh-640267.ldo
 

Nguyên nhân dẫn đến làm việc nặng bị đau lưng

Những người làm việc nặng bị đau lưng là do 1 trong 2 nguyên nhân dưới đây:

  • Các chấn thương cơ học: việc phải lao động bê vác, nâng đỡ các vật nặng trên lưng sẽ làm cho các mô cơ, gân và dây chằng ở đây bị tổn thương. Triệu chứng sẽ là sưng tấy, đau nhức, bầm tím, cơn đau xuất hiện mỗi khi người bệnh làm việc hoặc di chuyển. Lúc này người bệnh cần nghỉ ngơi và điều trị, không nên cố gắng làm việc vào lúc này.

  • Các bệnh lý: đau lưng khi làm việc nặng có thể là do các bệnh lý về cột sống đang diễn ra bên trong cơ thể, biểu hiện ra ngoài là các triệu chứng đau lưng. Các bệnh thường gặp là lồi, lệch đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp... Những cơn đau này ban đầu chỉ là cấp tính, nhưng nếu không được điều trị triệt để và kịp thời sẽ chuyển thành mãn tính, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

5 cách chữa đau lưng khi làm việc nặng

Khi làm việc nặng mà bị đau lưng, bạn có thể áp dụng 5 biện pháp sau đây để giảm đau và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

 

Sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là lựa chọn thích hợp cho nhiều bệnh nhân để cắt cơn đau một cách nhanh chóng. Do nó có hiệu quả tức thời nên được nhiều bệnh nhân sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau lưng khi làm việc nặng chứ không thể điều trị được bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau phải kết hợp thêm nhiều phương pháp chữa bệnh khác mới mong khỏi bệnh được.

Đặc biệt lưu ý là không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau, bởi nó có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm cho gan, thận, dạ dày. Mọi việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ.

 

Xoa bóp

Đây là cách làm chữa đau lưng khi làm việc nặng, được rất nhiều người bệnh sử dụng, đặc biệt là trong dân gian. Nếu sử dụng đúng cách và đúng kĩ thuật, xoa bóp sẽ kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, giúp thả lỏng các bó cơ, giảm tình trạng co cứng, đau nhức. Đồng thời cách làm này còn tăng cường sự tuần hoàn máu ở lưng, làm tan máu bầm, giúp giảm đau lưng và các nguy cơ viêm nhiễm.

Khi xoa bóp thực hiện các động tác, xoa, day, di, ấn, đấm, bóp dọc lưng, theo chiều dài của cột sống trong vòng 30 phút, thực hiện đều đặn hằng ngày để có hiệu quả tốt nhất. Để tăng hiệu quả của xoa bóp chữa đau lưng khi làm việc nặng bạn nên thực hiện cùng dầu nóng, rượu thuốc hoặc tinh dầu thơm.

 

Nghỉ ngơi

Cơ thể cơn người cần được nghỉ ngơi để hồi phục lại sinh lực, đặc biệt là khi lao động nặng nhọc. Đối với người bệnh, khi bị đau lưng thì không nên cố gắng quá làm việc làm gì, điều này chỉ khiến cho tình trạng bệnh trở lên nghiêm trọng. Thay vào đó bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn cho các cơ bắp được thả lỏng và hồi phục lại sức khỏe.

 

Thay đổi những tư thế xấu

Những tư thế xấu như làm việc không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, làm việc, nâng nhấc vật nặng sai tư thế.... có thể phát sinh các chấn thương gây ra tình trạng đau lưng khi làm việc nặng. Vì lý do đó bạn nên thay đổi những thói quen xấu có hại với xương khớp và cột sống này, cũng là một cách phòng bệnh đau lưng.

 

Hoạt động thể dục, thể thao

Thực hiện các hoạt động thể dục thể thao này đều đặn hàng ngày sẽ giúp cho cơ bắp thêm dẻo dai, chắc khỏe, linh hoạt. Đồng thời nó cũng giúp bạn giảm tình trạng béo phì và phòng chống các bệnh xương khớp một cách hiệu quả hơn.

 

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị đau lưng khi làm việc nặng một cách đơn giản. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể mỗi ngày để phòng và điều trị bệnh có hiệu quả hơn.

0 Tovább

Đau nửa đầu vai gáy bên phải: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị​​​​​​​

Đau nửa đầu vai gáy bên phải hay bên trái đều gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Đầu tiên là gây đau đớn kéo dài, rồi lan sang các vị trí xung quanh. Sau đó phát sinh các biến chứng gây suy giảm sức khỏe, cơ thể suy nhược, người bệnh không thể làm việc được, có khi không thực hiện được cả các công việc sinh hoạt hàng ngày.

>>>  Xem thêm:  Đau vai gáy: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
 

Đau nửa đầu vai gáy bên phải và bên trái là bệnh gì?

 

  • Đau nửa đầu trước kia thường xuất hiện ở người già do cơ thể đã lão hóa. Sự lão hóa này làm xương khớp suy yếu, mất dần đi chức năng và phát sinh các bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm... Sự phát sinh các bệnh này gây ra biến chứng dây thần kinh cột sống bị chèn ép, tổn thương...dẫn đến rối loạn chức năng và đau nửa đầu vai gáy bên phải.

  • Ngày nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa với đối tượng chủ yếu  nhân viên văn phòng hoặc công nhân lao động. Ở người lao động, nguyên nhân gây bệnh thường là do tính chất công việc, buộc họ thường xuyên phải bê vác các vật nặng trên lưng trong thời gian dài, hình thành các tổn thương rồi gây bệnh.

  • Trong khi đó, ở người lao động văn phòng lại là do ngồi quá lâu trong một tư thế, lười vận động, dẫn đến xương khớp khô cứng, co cơ. Bệnh đau nửa đầu vai gáy bên phải cũng hay gặp ở lái xe, thợ may, thợ thủ công mỹ nghệ.

  • Do căng thẳng, stress trong công việc. Điều này còn hay đi kèm với nguyên nhân thiếu máu não, não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, lâu ngày rồi sinh bệnh.

  • Biểu hiện của bệnh đau nửa đầu Migraine.

 

Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy

 

  • Đau ở đầu rồi lan xuống cổ, vai gáy, thận chí là ngực và cánh tay.

  • Đau nửa đầu vai gáy bên phải hoặc bên trái.

  • Đau âm ỉ kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, có khi nhói lên từng cơn.

  • Cảm giác sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, trí nhớ suy giảm.

  • Hay đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm sốt nhẹ kéo dài.

  • Cơ thể suy nhược, ốm yếu, mệt mỏi, mất ăn mất ngủ.

  • Căng thẳng đầu óc, stress, có thể bị trầm cảm.

 

Nguyên nhân bệnh đau nửa đầu vai gáy bên phải

 

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành bệnh, nhưng chủ yếu là do 6 nguyên nhân sau đây:

  • Do tuổi tác: tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa càng nhanh, khiến cho càng dễ mắc bệnh.

  • Tư thế làm việc sai: ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân gây bệnh. Ngủ sai tư thế cũng là yếu tố gây bệnh cao.

  • Do nhiễm lạnh đột ngột. Sau thay đổi đột ngột nóng lạnh của thời tiết, dính mưa, khiến các loại khí lạnh, phong, hàn thấp xâm nhập cơ thể, chạy đến các khớp xương gây ra đau nửa đầu vai gáy bên phải.

  • Do lao lực quá sức: làm việc quá nhiều hoặc quá nặng nhọc khiến cơ thể phải chịu nhiều tổn thương. Điều này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ phát sinh ra nhiều bệnh lý khác nữa chứ không riêng gì đau nửa đầu vai gáy. Do đó cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Các môn thể thao vận động mạnh cũng dễ khiến bị chấn thương gây bệnh.

  • Do sang chấn tâm lý. Điều này hay xảy ra với người vừa chịu cú sốc về gia đình, công việc hay tình yêu hoặc là áp lực trong công việc, cuộc sống.

  • Do bệnh lý bên trong cơ thể. Có 2 loại bệnh dễ gây đau nửa đầu vai gáy bên phải là bệnh lỳ về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp... Hai là các bệnh về nội tiết tố, di căn của khối u...

 

Điều trị và phòng bệnh

 

Bệnh đau nửa đầu vai gáy hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa được nếu thực hiện nghiêm chỉnh các việc sau đây:

  • Cân bằng thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi, không làm việc quá nặng cũng không lao lực quá sức.

  • Vận động tập thể dục thể thao mỗi ngày, tranh thủ tập luyện giữa các giờ làm việc, giải lao.

  • Thực hiện ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả... để làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống bệnh đau nửa đầu vai gáy bên phải cùng nhiều bệnh khác.

  • Ít hoặc kiêng sử dụng rượu bia, thuốc lá để tránh gây hại cho cơ thể.

  • Giữ ấm cho cơ thể, không để cơ thể nhiễm lạnh.

  • Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên đẻ sớm phát hiện và điều trị bệnh.​​​​​​​

0 Tovább

Hướng dẫn cách diện chẩn chữa yếu sinh lý

Diện chẩn chữa yếu sinh lý là cách làm dựa trên y học dân tộc. Với diện chẩn thì mỗi bộ phận trên mặt, sẽ biểu hiện cho một cơ quan trên cơ thể. Bằng việc tác động vào các huyệt trên mắt sẽ giúp chữa bệnh, trong đó có dùng diện chẩn chữa yếu sinh lý.

>>>  http://soha.vn/5-bai-thuoc-tri-yeu-sinh-ly-nam-gioi-bang-dong-y-don-gian-tai-nha-20190111110946153.htm
 

Yếu sinh lý theo quan niệm của y học cổ truyền

 

Theo y học hiện đại, thận là cơ quan có tác dụng lọc máu, lọc nước tiểu. Các bệnh liện qaun đến thận chủ yếu là các bệnh thân hư, thận yếu, viêm cầu thận, sỏi thận...

Còn theo quan niệm đông y, các bệnh liên quan đến suy thận sẽ biểu lộ ra ngoài bằng các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tai điếc, mắt mờ...Đặc biệt thận lại được coi là cơ quan chủ quản sinh dục, nên suy thận sẽ còn được hiểu rộng ra là suy yếu các vấn đề về sinh lý như tảo tinh, dương nuy, liệt dương, xuất tinh sớm, lãnh cảm...

Để chẩn đoán bệnh khi suy yếu thận theo y học cổ truyền, ta thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:

  • Đau lưng, mỏi gối kéo dài.

  • Khớp xương, đầu gối, đùi, gót chân đau nhức.

  • Thị lực, thính lực suy giảm.

  • Tóc rụng nhiều, thành từng mảng lớn.

  • Sụt lơi, răng lung lay, thưa.

  • Cơ quan sinh dục có biểu hiện bất thường, suy yếu.

  • Mạch xích rất yếu, khó nắm bắt.

 

Phân loại các loại bệnh suy yếu ở thận

 

Suy thận ảnh hưởng đến sinh lý được phân làm 2 loại là thận âm hư và thận dương hư.

 

Triệu chứng thận dương hư

 

  • Lưỡi nhạt, mốc trắng, hay sợ lạnh.

  • Tay chân lạnh hơn người thường, nước tiểu thường có màu trắng.

  • Hít thở yếu, khó khăn, nói chuyện dễ mệt mỏi.

  • Đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần.

  • Đại tiện ra phân lỏng, tinh thần hay u uất, ấn đường tối.

  • Hay đổ mồ hôi, dương vật mất khả năng cương cứng.

  • Sắc mặt tái nhợt, xuất tinh sớm.

 

Triệu chứng thận âm hư

 

  • Gan bàn chân, bàn tay lạnh buốt, khó ngủ.

  • Nửa trên cơ thể nóng hầm hập

  • Lưỡi chuyển sắc đỏ, có thể xuất hiện vết rạn.

  • Hay đau đầu, chóng mặt buồn nôn.

  • Đêm hay bị mộng tinh hoặc di tinh.

  • Nước tiểu màu vàng đậm, vàng cam, hay bị táo bón.

 

Đối với cả 2 triệu chứng thận hư trên, khi thấy có từ 3 tiêu chuẩn trở lên là xác định bị thận hư. Thấy từ 3 đến 4 hiện tượng ở triệu chứng nào thì xác định là thận âm hoặc thận dương bị hư.

 

Triệu chứng thận hư, yếu sinh lý

 

Nguyên nhân của hiện tượng này có rất nhiều, có thể do bẩm sinh, di truyền, tuổi tác, thời tiết... Tuy nhiên, khi biểu hiện ra ngoài thì thành các bệnh như sau:

  • Xuất tinh sớm: chưa giao hợp đã xuất tinh.

  • Dương nuy: dương vật không cương cứng để tiến hành giao hợp được.

  • Liệt dương: dương vật không hoạt động được.

  • Lãnh cảm: hay xuất hiện ở phụ nữ, thường có biểu hiện chán ghét khi quan hệ tình dục, thậm chí là cả sự động chạm cơ thể.

 

Cách dùng diện chẩn chữa yếu sinh lý

 

Mỗi biểu hiện bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau, cụ thể là:

 

Đối với lãnh cảm

Thực hiện dán cao, đồng thời day, ấn các huyệt 63,71113,287 vài phút mỗi lần, ngày thực hiện 3 lần, thực hiện 2-3 tuần. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống tốt, ăn nhiều lòng đỏ trứng, sinh tố cà rốt...

 

Đối với liệt dương

Dán cao đồng thời day ấn các huyệt 127,19,1,7,0,17,113,50,37,300. Tuy nhiên chỉ day huyệt 300 bên phải không day huyệt 300 bên trái.

 

Đối với dương nuy

Dán cao, day ấn và hơ nóng các huyệt 127,19,0,40,37,7,64,1,45 . Đồng thời tích cực ăn cà rốt, trứng gà, ca cao...

 

Đối với xuất tinh sớm

Day ấn, dán cao các huyệt 124+- 34+- 45+-1-127*22-7+-16+-0+ và ăn các thực phẩm như trái cau, khoai sọ, hải mã...

 

Bên cạnh sử dụng diện chẩn chữa yếu sinh lý còn phải chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện, cụ thể:

  • Ngoài các loại thực ăn ở trên và các loại thực phẩm bổ dương, nên kiêng sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, cà phê, thuốc lá.

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế xem các loại phim ảnh, sách báo có nội dung khiêu dâm.

 

Trên đây là tìm hiểu về các bệnh yếu sinh lý và cách dùng diện chẩn chữa yếu sinh lý. Chúc các bạn áp dụng thành công và có sinh lý khỏe mạnh, vững vàng.

0 Tovább

Bị đau khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?​​​​​​​


Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến việc điều trị đau khớp gối. Chế độ ăn uống khoa học sẽ khiến tốc độ điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn. Ngược lại ăn uống không tốt sẽ khiến cho việc điều trị trở lên khó khăn, thậm chí còn làm cho bệnh thêm nghiêm trọng. Vậy bị đau khớp gối nên ăn gì? Câu trả lời sẽ có cụ thể trong bài viết dưới đây.

>>>  Viêm đau khớp gối trái, phải, tràn dịch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

 

Bị đau khớp gối nên ăn gì?

 

Đau khớp gối có một phần nguyên nhân đến từ việc béo phì, thừa cân. Số cân nặng càng nhiều sẽ càng khiến áp lực về trọng lượng lên khớp gối càng lớn, điều này khiến cho quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh hơn, tình trạng đau khớp gối lại càng dữ dội hơn.

Hơn nữa, trong quá trình điều trị và phục hồi, khớp gối cần rất nhiều máu và chất dinh dưỡng. Nếu không được cung cấp đủ sẽ khiến cho quá trình điều trị kéo dài và khó khăn hơn.

Do đó, việc để ý đến chế độ ăn uống là rất quan trọng, không nên coi thường. Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bị đau khớp gối nên ăn gì cần phải biết.

 

 

Cá là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt trong cá có chứa nhiều acid béo omega-3 có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, rất tốt cho người mắc các bệnh lý về xương khớp. Đặc biệt một công dụng rất tốt nữa của acid béo omega-3 là kích thích tiết dịch khớp, tăng bôi trơn, giúp giảm thiểu tình trạng cứng khớp và khớp hoạt động trơn tru, người bệnh vận động đi lại dễ dàng.

Các loại cá giàu acid béo mà người bị đau khớp gối nên ăn gì nên ăn là các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá tuyết, cá trích...Bên cạnh đó, một số loại quả hạt cũng chứa nhiều omega-3 như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt vừng...

 

Hành tây

 

Một thí nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm bệnh nhân đã thu được kết quả khá tốt về tác dụng của hành tây trong việc điều trị đau khớp gối. Cụ thể, ở nhóm bệnh nhân sử dụng hành tây hằng ngày trong các bữa ăn, khớp gối giảm đau và viêm nhiễm, hoạt động dễ dàng hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không sử dụng hành tây.

Đi sâu vào trong thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra trong hành tây có chứa chất quercetin một chất được coi là flavonoid tự nhiên, có tính giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn khá mạnh. Ăn hành tây mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng đau và viêm khớp gối rất nhiều.

 

Rau quả, trái cây tươi

 

Đây đều là những loại thực phẩm hữu dụng và xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải loại rau quả nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Vậy bị đau khớp gối nên ăn gì để có tác dụng chữa bệnh.

Rau quả nên chọn những loại rau có màu xanh đậm như rau cải bẹ, súp lơ, rau binna... chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trái cây nên ăn các loại chứa nhiều vitamin c như cam, chanh, bưởi, ổi, táo...có khả năng kháng viêm, giảm đau rất tốt, từ đó giảm đi một cách hiệu quả các triệu chứng thoái hóa khớp gối, đau khớp gối.

Rau xanh còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, lại không chứa nhiều chất béo, tốt cho hệ tim mạch. Ăn rau quả và trái cây tươi càng nhiều càng tốt.

 

Thực phẩm giàu canxi

 

Đau khớp gối là một căn bệnh về xương khớp, do đó bổ sung canxi là một điều rất cần thiết. Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối. Ngoài ra, thiếu canxi còn có thể dẫn đến các bệnh như loãng xương, gãy xương, thoái hóa cột sống.

Các thực phẩm giàu canxi mà bệnh nhân bị đau khớp gối nên ăn gì, cụ thể: sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa, hải sản, tôm cua, cá, yến mạch, nước hầm xương...

 

Nghệ vàng

 

Thông thường củ nghệ vàng thường được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra chất curcumin có trong củ nghệ, có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt, thích hợp cho bệnh nhân bị đau khớp gối. Người bệnh có thể thêm nghệ và nấu cùng các món ăn hàng ngày.

 

Trên đây là những thực phẩm mà người bị đau khớp gối nên ăn gì cần biết. Các bạn hãy thực hiện theo và chúc các bạn nhanh khỏi bệnh.

0 Tovább

Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ là gì? Cách chẩn đoán và phòng ngừa

Thoái hóa cột sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa với tỉ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh gần đây đang có xu hướng gia tăng. Căn bệnh này là mối quan tâm lo ngại của nhiều người, vì nó khiến cho cuộc sống của nhiều người bệnh gặp nhiều khó chịu, phiền toái. Cùng tìm hiểu xem dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ là gì trong bài viết dưới đây nhé.

>>>   https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/thoai-hoa-cot-song-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-c683a1014529.html
 

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh gì?

 

Thoái hóa cột sống cổ là thuật ngữ để chỉ tình trạng các đốt sống cổ suy giảm mật độ về tế bào xương, tốc độ hồi phục và khả năng tái tạo tế bào mới chậm hơn việc hư hại tế bào cũ, từ đó mất dần chức năng và sinh ra nhiều biến chứng. Các tế bào hư hại này nằm ở vị trí các khớp thân đốt sống, các màng ở đĩa liên đốt, cùng với gân và dây chằng xung quanh.

Thông thường, các dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ chỉ xuất hiện ở người già, khi hệ xương khớp trong cơ thể đã dần lão hóa. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ lại tăng lên nhanh chóng, tới mức đáng báo động.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do việc lao động nặng nhọc, bê vác đồ vật nặng trên lưng nhiều, ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Do đó, muốn phòng ngừa bệnh thì việc cần phải làm là xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ

Đối với người bệnh, dấu hiệu điển hình nhất đó là đau nhức ở vùng cổ. Đau ban đầu chỉ ở một vài điểm ở cổ, sau mở rộng ra nhiều vị trí, lan xuống cả vùng vai gáy, cánh tay và lên cả trên đầu. Đau có xuất hiện theo từng cơn, rồi dần dần tăng lên, âm ỉ kéo dài, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu.

Khi bệnh tiến triển nặng thêm, các khớp xương dần bị thoái hóa, mài mòn, đĩa đệm bị thoát vị và gai xương mọc ra từ thân các đốt sống. Lúc này, mọi cử động xung quanh vùng cổ của bệnh nhân đều bị hạn chế, các động tác xoay cổ, cúi đầu rất khó để thực hiện. Phát ra các tiếng kêu răng rắc mỗi khi xoay cổ.

Từ lúc đĩa đột cột sống cổ bị lồi, lệch rồi tới thoát vị hoàn toàn, người bệnh sẽ cảm thấy tê nhức cổ và cánh tay. Các chi ở cánh tay trở lên yếu liệt, tê bại khó thực hiện các hoạt động cầm nắm do đĩa đệm thoát vị chèn ép các dây thần kinh.

Ngoài các dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ về xương khớp trên, còn xuất hiện thêm các dấu hiệu về rối loạn chức năng của một số cơ quan gần đó, thiếu máu não, đau đầu chóng mặt, sụt cân, suy giảm trí nhớ...

Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Để chẩn đoán bệnh, chính xác nhất vẫn là thông qua các phim chụp X-quang với ba biểu hiện chính là : hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và sự xuất hiện của các gai xương.

Thông qua các hình ảnh X-quang, ta có thể thấy đường cong sinh lí cột sống với 4 chỗ cong sẽ dần mất đi đường cong ở cổ, các thân đốt sống cổ có sự biến đổi về hình dạng.

Các dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ thường xuất hiện ở các đốt sống từ C5 đến C7. Các đốt sống còn lại ít gặp hơn.

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ là dấu hiệu ban đầu của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, hay sau này bệnh cong vẹo, biến dạng cột sống, gai cột sống cổ...

Khi mắc bệnh trước tiên người bệnh sẽ bị đau đớn hành hạ, tiếp đó có thể phát sinh các biến chứng như có cứng khớp, thoát vị đĩa đệm, tổn thương rễ thần kinh cổ hay chèn ép vào tủy sống. Các biến chứng này sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cổ và các cơ quan xung quanh, nhất là cánh tay có thể bị teo cơ và bại liệt. Nếu mạch máu qua cổ bị chèn ép có thể gây ra thiếu máu não và rối loạn tiền đình hết sức nguy hiểm.

Phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ

Có thể phòng ngừa các dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ từ sớm với việc thực hiện lối sống lành mạnh.

Làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế, không làm việc quá nặng, không làm việc quá lao lực và không gối đầu quá cao khi ngủ.

Thường xuyên vận động để cho xương khớp được dẻo dai đồng thời cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh một cách sớm nhất.

0 Tovább

thoaihoadotsongco

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek