Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp được tiến hành khi các phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn không có hiệu quả. Mổ thoát vị đĩa đệm còn được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, đĩa đệm chèn ép đè nén dây thần kinh và bắt buộc phải phẫu thuật. Nhưng câu hỏi là mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và sau mổ liệu có phát sinh biến chứng gì không là điều lo lăng của rất nhiều bệnh nhân. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

>>>   10 bài tập thoát vị đĩa đệm cổ - lưng tập đến đâu ngấm sâu đến đấy

 

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm

Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà sẽ đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể, riêng biệt. Thông dụng nhất là phương pháp nội khoa với việc sử dụng thuốc uống và tập các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, khi các phương pháp này tỏ ra không có hiệu quả hoặc bệnh đã quá nặng những cách làm này tỏ ra không có tác dụng thì cần sử dụng đến phương pháp ngoại khoa, tức là phẫu thuật để chấm dứt cơn đau của bệnh nhân.

Các trường hợp bị bệnh nặng, thoát vị đĩa đệm kèm mảnh vỡ, chép ép dây thần kinh và tủy sống, khiến rối loạn chức năng của các cơ quan hoặc gây ra teo cơ, yếu liệt thì cũng cần sử dụng phẫu thuật.

Sau khi tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cần thực hiện uống thuốc đầy đủ, xây dựng lối sống lành mạnh để bệnh nhanh khỏi và phòng chống tái phát.

 

Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thông dụng

Mổ hở

Đây là phương pháp truyền thống, áp dụng được cho hầu hết các dạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Những trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể thì cần tiến hành mổ hổ. Mổ hở là phương pháp phẫu thuật đĩa đệm ít tốn kém nhất mà kết quả cũng tương đương với các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm khác. Tuy nhiên, mổ hở có nhược điểm là vết mổ lớn, kém thẩm mĩ, thời gian hồi phục của người bệnh lâu.

 

Phẫu thuật mini

Đây là một phương pháp mới, vết mổ nhỏ, rất thẩm mĩ. Phương pháp mày giúp loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm và không gây tổn thương đến các mô cơ xung quanh. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện phương pháp này khá cao.

 

Phương pháp mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp đặc biệt, nó chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất đinh. Đây là phương pháp hiện đại, ứng dụng nhiều khoa học công nghệ kĩ thuật, an toàn, ít gây đau đớn cho người bệnh. Phương pháp này cũng khiến thời gian nằm viện được rút xuống, không quá 3 ngày là bệnh nhân có thể được xuất viện.

 

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thông thường với nhiều trường hợp bệnh nhân thì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thì cơn đau sẽ được chấm dứt. Tuy nhiên, sẽ có một số lượng nhỏ bệnh nhân phát sinh các biến chứng say mổ, tạo nên tâm lý lo lắng cho người bệnh.

Không chỉ đối với bệnh thoát vị đĩa đệm mà đối với tất cả các loại bệnh lý khác, khi đã phát hiện ra các dấu hiệu bệnh lý, thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ quan y tế để tiến hành khám và điều trị. Điều trị càng sớm thì quá trình điều trị càng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị sớm để bệnh phát triển nặng thì quá trình điều trị sẽ diễn ra hết sức khó khăn, không thể điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn được.

Đối với mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị khá là an toàn. Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật thành công và không có biến chứng gì. Tuy nhiên theo các thống kê vẫn có 5% bệnh nhân gặp các biến chứng sau mổ.

Các biến chứng đó có thể là đau, chảy máu, nhiễm trùng, tái phát bệnh sau 6 tháng...Nhiều trường hợp bệnh nhân hình thành các sẹo xơ, viêm nhiễm nặng nề tại vị trí mổ.

Do đó để đảm bảo an toàn cao nhất và không phát sinh các biến chứng sau mổ, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần thực hiện những điều sau:

Tiến hành nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng việc vận động quá sức sau khi mổ.

Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, vận động vừa sức.

Tránh các công việc nặng nhọc để tránh việc bệnh tái phát.