Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

4 cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi ngon tuyệt vời

Vào tháng thứ 8 hoặc tháng thứ 9 của cuộc đời là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm. Rất nhiều mẹ tập cho bé ăn cháo cá bớp cho bé ở giai đoạn này. Vậy có những cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Món cháo gà khoai lang

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi với thịt gà khoai lang được rất nhiều mẹ áp dụng, bởi có hương vị thơm ngon cùng cách chế biến đơn giản. Để thực hiện được món cháo này, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Thịt gà: 30gr
  • Khoai lang: 20gr
  • Gia vị

Cách thực hiện

  • Bước 1: Ngâm gạo 30 phút cho gạo mềm, sau đó ninh nhừ.
  • Bước 2: Thịt gà luộc chín, xé nhỏ. Khoai lang bạn rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Sau khi cháo chín thì bạn cho thịt gà và khoai lang và nấu cùng, mẹ nên nấu nhỏ lửa để cháo không bị khê. Đến khi cháo nhừ hẳn thì bạn tắt bếp, nêm gia vị nhạt và đợi cháo nguội thì cho bé thưởng thức.

Món cháo thịt bò khoai tây

Cháo thịt bò khoai tây là món cháo thích hợp khi chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Bởi, món cháo này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đồng thời giúp chữa bệnh biếng ăn ở trẻ hiệu quả. Đối với món cháo này, mẹ cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Thịt bò: 30gr
  • Khoai tây: 20gr
  • Gia vị

Cách thực hiện

  • Bước 1: Bước đầu tiên trong cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi này đó là mẹ đem cháo ninh nhừ.
  • Bước 2: Thịt bò băm nhuyễn xào chín với một ít dầu ăn và hành phi thơm.
  • Bước 3: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và đem nghiền nhuyễn.
  • Bước 4: Cháo nhừ thì bạn cho thịt bò đã xào chín và khoai tây đã nghiền vào hầm cùng. Đợi cháo nhừ hẳn thì nêm nếm gia vị nhạt hơn mẹ vẫn thường ăn là hoàn thành.

Cháo rau củ

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện chính vì vậy mẹ có thể bổ sung thêm món rau vào thực đơn ăn dặm của bé. Theo đó, mẹ có thể chuẩn bị các nguyên liệu để nấu món cháo rau củ:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Rau cải ngọt: 10gr
  • Cà rốt: 10gr
  • Khoai tây: 10gr
  • Gia vị

Cách thực hiện

  • Bước 1: Gạo đem hầm chín. Rau cải ngọt rửa sạch, sau đó băm nhỏ.
  • Bước 2: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.

    Bước 3: Khi cháo chín thì bạn cho hỗn hợp cà rốt và khoai tây đã nghiền nhuyễn vào nấu cùng. Hầm khoảng 5 phút thì cho rau cải đã băm nhuyễn vào nấu cùng. Rau chín thì bạn nêm nếm gia vị nhạt hơn bạn ăn và cho bé thưởng thức.

Cháo trứng cải thảo

Cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi cuối cùng muốn giới thiệu với mẹ đó chính là món cháo trứng cải thảo. Để nấu được món này thì mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Gạo tẻ: 20gr
  • Trứng: 1 quả
  • Cải thảo: 20gr

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đem gạo ngâm với nước 30 phút cho mềm rồi đem nấu nhừ.
  • Bước 2: Trứng đánh tan để vào bát riêng. Cải thảo rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Bước 3: Khi cháo chín nhừ thì bạn cho trứng đã đánh tan vào đảo đều, tiếp theo cho cải thảo vào, hầm cho đến khi các nguyên liệu chín mềm thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. Để cháo nguội bớt thì mẹ cho bé thưởng thức.

Trên đây là 4 cách nấu cháo cho bé 9 tháng tuổi, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Cách làm các món ăn này rất đơn giản, chúc các bạn thực hiện thành công.

 

0 Tovább

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?​​​​​​​


Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp được tiến hành khi các phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn không có hiệu quả. Mổ thoát vị đĩa đệm còn được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, đĩa đệm chèn ép đè nén dây thần kinh và bắt buộc phải phẫu thuật. Nhưng câu hỏi là mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và sau mổ liệu có phát sinh biến chứng gì không là điều lo lăng của rất nhiều bệnh nhân. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

>>>   10 bài tập thoát vị đĩa đệm cổ - lưng tập đến đâu ngấm sâu đến đấy

 

Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm

Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà sẽ đưa ra những phương pháp điều trị cụ thể, riêng biệt. Thông dụng nhất là phương pháp nội khoa với việc sử dụng thuốc uống và tập các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, khi các phương pháp này tỏ ra không có hiệu quả hoặc bệnh đã quá nặng những cách làm này tỏ ra không có tác dụng thì cần sử dụng đến phương pháp ngoại khoa, tức là phẫu thuật để chấm dứt cơn đau của bệnh nhân.

Các trường hợp bị bệnh nặng, thoát vị đĩa đệm kèm mảnh vỡ, chép ép dây thần kinh và tủy sống, khiến rối loạn chức năng của các cơ quan hoặc gây ra teo cơ, yếu liệt thì cũng cần sử dụng phẫu thuật.

Sau khi tiến hành phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cần thực hiện uống thuốc đầy đủ, xây dựng lối sống lành mạnh để bệnh nhanh khỏi và phòng chống tái phát.

 

Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm thông dụng

Mổ hở

Đây là phương pháp truyền thống, áp dụng được cho hầu hết các dạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Những trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể thì cần tiến hành mổ hổ. Mổ hở là phương pháp phẫu thuật đĩa đệm ít tốn kém nhất mà kết quả cũng tương đương với các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm khác. Tuy nhiên, mổ hở có nhược điểm là vết mổ lớn, kém thẩm mĩ, thời gian hồi phục của người bệnh lâu.

 

Phẫu thuật mini

Đây là một phương pháp mới, vết mổ nhỏ, rất thẩm mĩ. Phương pháp mày giúp loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm và không gây tổn thương đến các mô cơ xung quanh. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện phương pháp này khá cao.

 

Phương pháp mổ nội soi

Mổ nội soi là phương pháp đặc biệt, nó chỉ được áp dụng cho một số trường hợp nhất đinh. Đây là phương pháp hiện đại, ứng dụng nhiều khoa học công nghệ kĩ thuật, an toàn, ít gây đau đớn cho người bệnh. Phương pháp này cũng khiến thời gian nằm viện được rút xuống, không quá 3 ngày là bệnh nhân có thể được xuất viện.

 

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thông thường với nhiều trường hợp bệnh nhân thì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thì cơn đau sẽ được chấm dứt. Tuy nhiên, sẽ có một số lượng nhỏ bệnh nhân phát sinh các biến chứng say mổ, tạo nên tâm lý lo lắng cho người bệnh.

Không chỉ đối với bệnh thoát vị đĩa đệm mà đối với tất cả các loại bệnh lý khác, khi đã phát hiện ra các dấu hiệu bệnh lý, thì người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ quan y tế để tiến hành khám và điều trị. Điều trị càng sớm thì quá trình điều trị càng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị sớm để bệnh phát triển nặng thì quá trình điều trị sẽ diễn ra hết sức khó khăn, không thể điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn được.

Đối với mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị khá là an toàn. Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật thành công và không có biến chứng gì. Tuy nhiên theo các thống kê vẫn có 5% bệnh nhân gặp các biến chứng sau mổ.

Các biến chứng đó có thể là đau, chảy máu, nhiễm trùng, tái phát bệnh sau 6 tháng...Nhiều trường hợp bệnh nhân hình thành các sẹo xơ, viêm nhiễm nặng nề tại vị trí mổ.

Do đó để đảm bảo an toàn cao nhất và không phát sinh các biến chứng sau mổ, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cần thực hiện những điều sau:

Tiến hành nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng việc vận động quá sức sau khi mổ.

Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, vận động vừa sức.

Tránh các công việc nặng nhọc để tránh việc bệnh tái phát.

 

0 Tovább

5 cách chữa đại tràng thể lỏng hiệu quả nhất 2019​​​​​​​


Đại tràng thể lỏng là một cách gọi khác của bệnh viêm đại tràng thể lỏng với triệu chứng tiêu biểu là tiêu chảy. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tình mạng nhưng lại mang đến rất nhiều khó chịu cho cuộc sống của người bệnh.  Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Do đó, cần chữa đại tràng thể lỏng một cách nhanh chóng nhất.

>>>>  Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

 

Viêm đại tràng thể lỏng là bệnh gì?

Viêm đại tràng là căn bệnh mà ở lớp niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết viêm loét, gây ra tổn thương cho đại tràng, làm suy giảm chất năng và kèm theo chảy máu đại tràng. Bệnh viêm đại tràng được chia thành 2 dạng bệnh là:

  • Viêm đại tràng thể lỏng là bệnh xuất hiện kèm tiêu chảy.

  • Viêm đại tràng thể rắn là bệnh xuất hiện kèm táo bón.

 

2 triệu bệnh này gây ra rất nhiều khó chịu cho cuộc sống của người bệnh, nhất là tiêu chảy. Tiêu chảy kéo dài khiến người bệnh bị mất nước, rối loạn điện giải, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, sút cân nhanh chóng. Do đó cần điều trị bệnh một cách nhanh chóng nhất. Người bệnh viêm đại tràng thể lỏng thường có biểu hiện chung là đại âm ỉ kéo dài dọc theo khung đại tràng. Dưới đây sẽ là hướng dẫn một số cách chữa đại tràng thể lỏng được lưu truyền phổ biến trong dân gian.

 

Cách chữa đại tràng thể lỏng hiệu quả

Từ xa xưa, người dân Việt đã tìm tòi, nghiên cứu và phát hiện ra nhiều cây thuốc Nam có tác dụng chữa được viêm đại tràng thể lỏng, sau đây là một số cách chữa tiêu biểu.

 

Chữa bằng lá ổi

Ổi là loại cây được trồng nhiều tại các vùng quê Việt. Ổi thường được trồng để thu hoạch quả, tuy nhiên, ít người biết rằng trong lá ổi non có chứa hoạt chất tannin có tác dụng kháng khuẩn làm se vết thương khá hiệu quả. Do đó, lá ổi non được sử dụng để điều trị tiêu chảy và làm lành vết thương nhanh chóng rất tốt. Một vài cách chữa đại tràng thể lỏng tiêu biểu như:

  • Cách 1: lá ổi non rửa sạch, đem chấm với muối rồi ăn sống.

  • Cách 2: búp ổi non 20g, gừng tươi 10g, vỏ quýt khô 10g. Đem các nguyên liệu trên sắc thành thuốc chia 2 lần uống hết trong ngày.

  • Cách 3: búp ổi, gạo rang, măng cụt mỗi vị 20g, gừng 10g đem sắc thành thuốc, uống hết trong ngày.

  • Cách 4: búp ổi 20g, xả 2 củ, riềng 10g đem sắc thành thuốc uống hết trong ngày.

 

Chữa bằng lá mơ lông

Lá mơ là một loại rau gia vị khá phổ biến trong ẩm thực Việt. Theo y học, lá mơ lông có công dụng diệt khuẩn, dễ tiêu hóa, tốt cho đại tràng. Sử dụng lá mơ lông điều trị đại tràng như sau:

Đem lá mơ rửa sạch, thái nhỏ trộn với trứng gà rồi đem rán, ăn nóng. Ăn mỗi ngày. Sau 1 tuần sử dụng sẽ thấy bệnh đỡ đi nhiều.

 

Cách chữa đại tràng thể lỏng bằng ngải cứu

Ngải cứu là một dược liệu quen thuộc và có nhiều công dụng. Ngải cứu có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cầm máu, giảm đau nên đã được áp dụng để chữa bệnh viêm đại tràng. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu: ngải cứu, bột nghệ, mật ong, mật lợn.

Cách làm:

  • Ngải cứu rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt.

  • Mật lợn đem hòa với nước, lọc qua vài lần cho bớt sạn.

  • Trộn các nguyên liệu trên bằng nồi rồi đem nấu để cô đặc thành cao, sau đó cất vào tủ lạnh để dùng dần.

  • Mỗi ngày lấy một thìa, hòa với nước ấm để uống sẽ thấy có tác dụng.

 

Cách chữa đại tràng thể lỏng bằng gừng

Gừng có vị cay nóng, tính ấm, giúp giảm đau, tán hàn rất tốt. Cách làm như sau:

Đem các nguyên liệu gồm 1 củ gừng khô, 20g vỏ quýt, gạo lứt rang 100g rửa sạch rồi sắc lên, uống thay nước hàng ngày. Dùng đều đặn hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

 

Bài thuốc từ cây nhót

Nhót là loại cây được trồng để lấy quả, nhưng ít người biết đến công dụng chữa đại tràng thể lỏng của nó. Cách làm như sau:

Cách 1: đem lá nhót tươi hoặc khô sắc thành thuốc, chia 2 lần uống hết trong ngày.

Cách 2: sắc quả nhót xanh với quả mơ khô , lấy 2 bát nước để uống sau khi ăn.

 

Trên đây là những cách chữa đại tràng thể lỏng hiệu quả. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.

0 Tovább

Tìm hiểu công dụng lá lốt trị phong thấp hiệu quả


Lá lốt là một loại cây có rất nhiều công dụng, vừa là thực phẩm, vừa là dược liệu chữa bệnh. Lá lốt được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh, chữa đau nhức xương khớp, trong đó có lá lốt trị phong thấp. Phong thấp là căn bệnh nguy hiểm, rất khó để điều trị tận gốc. Tuy nhiên, các thầy thuốc từ xa xưa đã tìm ra phương thuốc chữa bệnh một cách đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà, đó chính là lá lốt.

>>>  https://laodong.vn/suc-khoe/benh-phong-thap-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-659092.ldo

 

Cây lá lốt và công dụng

Lá lốt là một cây thân thảo, thuộc họ hồ tiêu, sống ở tầng thấp, gần kênh, rạch, ao, hồ nơi có độ ẩm cao. Lá lốt là cây thân bò, cao khoảng 40cm, lá cây hình tim, mặt trên có màu xanh đậm, mặt dưới màu trắng nhạt. Cây lá lốt mọc phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam.

Lá lốt là cây có sức sống rất tốt, chỉ cần giâm một đoạn thân khoảng 20 cm xuống đất thì sau một thời gian có thể phát triển thành cây mới. Lá lốt có rất nhiều công dụng, lá cây làm thức ăn, toàn bộ lá, thân và rễ cây được làm dược liệu trong các bài thuốc dân gian.

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm nóng, có tác dụng tán hàn, giảm đầu bụng, khó tiêu, trị mụn nhọt, nôn mửa, tiêu chảy, trị tê lạnh, tê nhức chân tay, chữa bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Ngoài ra, một công dụng tuyệt vời nữa của lá lốt mà được rất nhiều người bệnh áp dụng đó là lá lốt trị phong thấp. Vậy cách làm này như nào, mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu ngay sau đây.

 

Chữa phong thấp bằng lá lốt

Cách sử dụng lá lốt để chữa bệnh rất đa dạng, có thể dùng lá lốt tươi hoặc lá lốt khô, có thể sắc thành thuốc hoặc nấu thành món ăn. Các cách làm này đều hiệu quả và có tác dụng điều trị bệnh nhanh chóng.

 

Canh lá lốt chữa phong thấp

Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ hạ thấp mưa gió thất thường thì bệnh phong thấp rất dễ tái phát, gây đau đớn cho người bệnh. Khi đó, món canh lá lốt trị phong thấp sẽ giúp bệnh nhân làm ấm cơ thể, giảm đau và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, 200g thịt nạc xay, gia vị.

Cách làm: đem lá lốt rửa sạch, thái chỉ. Thịt nạc đem ướp gia vị rồi cho vào xào chín. Thêm nước vừa ăn và đun lên. Khi nước sôi thì cho thêm lá lốt vào, đợi vài phút rồi bắc ra ăn nóng. Bạn cũng có thể thêm gừng đập giập hoặc lá ngải cứu cho vào ăn cùng để tăng thêm vị ngon và độ hiệu quả.

 

Sắc nước lá lốt trị phong thấp

Lá lốt sắc lên thành nước uống cũng có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, ức chế lại các triệu chứng bệnh phong thấp rất tốt. Cách thực hiện cũng rất đơn giả. Nếu sử dụng lá lốt tươi ta dùng 20 lá, nếu sử dụng lá lốt khô ta dùng 12g. Đem lá lốt rửa sạch rồi sắc lên. Khi nào còn lại 2 bát nước thì dùng. Chia lượng nước này thành 2 lần, uống hết trong ngày. Thực hiện cách này mỗi đợt 10 ngày, sau mỗi đợt dùng 2-3 ngày rồi lại uống tiếp. Sau vài tháng sử dụng sẽ thấy bệnh đỡ đi rất nhiều.

 

Bài thuốc từ lá lốt kết hợp với các thảo dược

Lá lốt đã có công dụng tốt trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp rồi, nếu kết hợp thêm các thảo dược khác nữa thì hiệu quả lài càng tốt hơn. Có 2 bài thuốc từ lá lốt trị phong thấp là:

 

Bài thuốc uống

Nguyên liệu:

  • Lá lốt, cỏ xước, thổ phục linh, tầm gửi 12g mỗi vị.

  • Thiên niên kiện, quế chi, kinh giới, cỏ tranh mỗi vị 8g.

Cách làm: đem các nguyên liệu trên sắc thành thuốc, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả.

 

Bài thuốc đắp

Nguyên liệu: lá lốt và ngải cứu tươi mỗi vị 50g.

Cách làm: đem 2 nguyên liệu trên rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng đau trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Sau 5-7 ngày thực hiện các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.

 

Nếu người bệnh áp dụng cả 2 bài thuốc và đắp này sử dụng liên tục cùng nhau thì hiệu quả sẽ càng rő rệt và nhanh chóng.

 

Trên đây là các bài thuốc sử dụng lá lốt trị phong thấp hiệu quả. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.

0 Tovább

Đau vùng xương chậu bên trái là triệu chứng của bệnh gì?

Nhiều chị em có biểu hiện đau vùng xương chậu bên trái kéo dài, gây nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống mà không biết mình đang mắc bệnh gì? Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, cũng có khi dữ dội từng đợt, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy đau vùng xương chậu bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>>  https://laodong.vn/suc-khoe/viem-khop-cung-chau-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-655974.ldo
 

U nang buồng trứng

Trong buồng trứng chứa rất nhiều nang trứng. Một nang trứng phát triển bình thường thành trứng khi chín sẽ rụng và xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu một nang trứng nào đó có sự sai lệch, không phát triển thành trứng thì sẽ tạo thành u nang buồng trứng chứa đầy chất dịch nhày.

U nang buồng trứng thường có các biểu hiện kinh nguyệt không đều, đau đớn khi quan hệ, đau vùng xương chậu bên trái. Khi các u nang đã phát triển lớn thì gây ra cả đau đớn sau khi đi tiểu.

U nang buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Đối với các trường hợp bệnh nặng phải cắt bỏ một hoặc cả 2 bên buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.

 

U xơ tử cung

Là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 30 trở lên. U xơ tử cung gây ra đau vùng xương chậu bên trái, đau đớn khi quan hệ, đau bụng dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và phát triển của thai nhi.

U xơ tử cung có bản chất là những khối u phát triển bên thành tử cung. Có 2 loại là u lành tính và u ác tính. Có những khối u không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có nhữn khối u phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

 

Lạc nội mạc tử cung

Là hiện tượng khi các mô của tử cung phát triển phía bên ngoài tử cung và gắn vào các cơ quan đó như buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột hoặc bàng quang. Các mô này sẽ bị phá vỡ hàng tháng trong các chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Số máu và các phần bị phá hủy có thể ứ đọng lại trong vùng bụng hoặc xương chậu gây ra đau vùng xương chậu bên trái, bên phải và các cơn đau bụng dữ dội.

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh này viết tắt là UTI do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn rồi phát sinh tình trạng viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh này rất rő ràng với các triệu chứng sau đây:

  • Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.

  • Đau đớn dữ dội ở vùng chậu.

  • Đau sau lưng vị trí của thận.

  • Con đau có thể lan lên tới sườn hoặc tới ngực.

  • Buồn nôn, chóng mặt, ốm sốt kéo dài.

 

Sỏi thận

Là nguyên nhân có tỉ lệ rất lớn gây ra đau vùng xương chậu bên trái. Sỏi thận là sự lắng đọng và hình thành các tinh thể muối bên trong các nang thận hoặc trong ống niệu quả, gây tắc nghẽn và đau đớn rất nhiều cho bệnh nhân. Nếu các viên sỏi lớn, bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu, thậm chí là tắc ống niệu quản.

 

Viêm bàng quang kẽ

Cũng là một căn bệnh có triệu chứng là đau vùng xương chậu bên trái. Viêm bàng quang kẽ tạo ra các áp lực ở vùng xương chậu, bệnh nhân hay đi tiểu đêm, tiểu buốt và rắt. Viêm bàng quang kẽ cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và không cảm nhận được khoái lạc khi quan hệ tình dục.

 

Bệnh đường tình dục

Các bệnh đường tình dục sẽ tấn công vùng chậu gần nó, gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Viêm đau vùng chậu bởi đường tình dục hay gặp nhất là bệnh lâu và bệnh Chlamydia.

 

Sa vùng chậu

Bệnh trạng này hay gặp ở những phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Sa vùng chậu là khi một hoặc một số cơ quan vùng chậu như tử cung hoặc bàng quang rơi xuống vị trí thấp hơn bình thường, đè và tạo áp lực lên âm đạo. Hiện tượng này có triệu chứng là đau vùng xương chậu bên trái và đau bụng dưới.

 

Tắc nghẽn vùng chậu

Cũng gần giống như tắc tĩnh mạch ở chân do lưu lượng máu di chuyển thấp, tắc nghẽn vùng chậu khiến cho các tĩnh mạch qua đây bị sưng phồng và gây ra đau đớn. Mỗi khi người bệnh đi lại hoặc di chuyển, cơn đau sẽ càng trở lên dữ dội, giảm bớt khi nghỉ ngơi.

 

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau vùng xương chậu bên trái. Cám ơn các bạn đã đọc và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.

0 Tovább
«
123

thoaihoadotsongco

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek