Nhiều chị em có biểu hiện đau vùng xương chậu bên trái kéo dài, gây nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống mà không biết mình đang mắc bệnh gì? Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, cũng có khi dữ dội từng đợt, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy đau vùng xương chậu bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>>  https://laodong.vn/suc-khoe/viem-khop-cung-chau-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-655974.ldo
 

U nang buồng trứng

Trong buồng trứng chứa rất nhiều nang trứng. Một nang trứng phát triển bình thường thành trứng khi chín sẽ rụng và xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu một nang trứng nào đó có sự sai lệch, không phát triển thành trứng thì sẽ tạo thành u nang buồng trứng chứa đầy chất dịch nhày.

U nang buồng trứng thường có các biểu hiện kinh nguyệt không đều, đau đớn khi quan hệ, đau vùng xương chậu bên trái. Khi các u nang đã phát triển lớn thì gây ra cả đau đớn sau khi đi tiểu.

U nang buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm. Nó gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bệnh nhân. Đối với các trường hợp bệnh nặng phải cắt bỏ một hoặc cả 2 bên buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.

 

U xơ tử cung

Là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 30 trở lên. U xơ tử cung gây ra đau vùng xương chậu bên trái, đau đớn khi quan hệ, đau bụng dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và phát triển của thai nhi.

U xơ tử cung có bản chất là những khối u phát triển bên thành tử cung. Có 2 loại là u lành tính và u ác tính. Có những khối u không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng có nhữn khối u phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

 

Lạc nội mạc tử cung

Là hiện tượng khi các mô của tử cung phát triển phía bên ngoài tử cung và gắn vào các cơ quan đó như buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột hoặc bàng quang. Các mô này sẽ bị phá vỡ hàng tháng trong các chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Số máu và các phần bị phá hủy có thể ứ đọng lại trong vùng bụng hoặc xương chậu gây ra đau vùng xương chậu bên trái, bên phải và các cơn đau bụng dữ dội.

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh này viết tắt là UTI do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn rồi phát sinh tình trạng viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh này rất rő ràng với các triệu chứng sau đây:

  • Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.

  • Đau đớn dữ dội ở vùng chậu.

  • Đau sau lưng vị trí của thận.

  • Con đau có thể lan lên tới sườn hoặc tới ngực.

  • Buồn nôn, chóng mặt, ốm sốt kéo dài.

 

Sỏi thận

Là nguyên nhân có tỉ lệ rất lớn gây ra đau vùng xương chậu bên trái. Sỏi thận là sự lắng đọng và hình thành các tinh thể muối bên trong các nang thận hoặc trong ống niệu quả, gây tắc nghẽn và đau đớn rất nhiều cho bệnh nhân. Nếu các viên sỏi lớn, bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu, thậm chí là tắc ống niệu quản.

 

Viêm bàng quang kẽ

Cũng là một căn bệnh có triệu chứng là đau vùng xương chậu bên trái. Viêm bàng quang kẽ tạo ra các áp lực ở vùng xương chậu, bệnh nhân hay đi tiểu đêm, tiểu buốt và rắt. Viêm bàng quang kẽ cũng khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và không cảm nhận được khoái lạc khi quan hệ tình dục.

 

Bệnh đường tình dục

Các bệnh đường tình dục sẽ tấn công vùng chậu gần nó, gây ra đau đớn cho bệnh nhân. Viêm đau vùng chậu bởi đường tình dục hay gặp nhất là bệnh lâu và bệnh Chlamydia.

 

Sa vùng chậu

Bệnh trạng này hay gặp ở những phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Sa vùng chậu là khi một hoặc một số cơ quan vùng chậu như tử cung hoặc bàng quang rơi xuống vị trí thấp hơn bình thường, đè và tạo áp lực lên âm đạo. Hiện tượng này có triệu chứng là đau vùng xương chậu bên trái và đau bụng dưới.

 

Tắc nghẽn vùng chậu

Cũng gần giống như tắc tĩnh mạch ở chân do lưu lượng máu di chuyển thấp, tắc nghẽn vùng chậu khiến cho các tĩnh mạch qua đây bị sưng phồng và gây ra đau đớn. Mỗi khi người bệnh đi lại hoặc di chuyển, cơn đau sẽ càng trở lên dữ dội, giảm bớt khi nghỉ ngơi.

 

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau vùng xương chậu bên trái. Cám ơn các bạn đã đọc và chúc các bạn có nhiều sức khỏe.